Theo thông tin ban đầu, nạn nhân bị nước cuốn và mắc kẹt giữa sông suốt 9 ngày (Ảnh: Chí Anh).
Theo bác sĩ Giang, có thể người này (nạn nhân mắc kẹt 9 ngày trên sông ở Gia Lai), sống ở vùng điều kiện khắc nghiệt và luôn vận động nên sẽ có sức khỏe, giúp cho việc sinh tồn tốt.
Ngoài ra, nạn nhân mắc kẹt giữa sông nên họ không hoạt động nhiều mà nằm tại chỗ. Từ đó, cơ thể sẽ giảm chuyển hóa, thân nhiệt hạ giúp giữ được năng lượng. Nước sông khi người này uống có thể tạo ra oxy để nuôi dưỡng cơ thể. Từ các yếu tố trên, cơ thể vẫn tồn tại được khi mắc kẹt nhiều ngày giữa sông.
Đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Mang Yang cho biết, sau khi được lực lượng chức năng giải cứu từ sông lên, nạn nhân đã được bác sĩ cấp cứu. Đến nay, người này đã không còn bị nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nạn nhân có biểu hiện mệt mỏi, lả người và đang phục hồi lại sức khỏe.
Trước việc giải cứu thành công nạn nhân mắc kẹt nhiều ngày, Chủ tịch UBND huyện Mang Yang đã chỉ đạo Công an huyện xác minh vụ việc và Trung tâm Y tế huyện quan tâm, hỗ trợ nạn nhân sớm hồi phục sức khỏe.
Ông Lê Trọng, Chủ tịch UNBD huyện Mang Yang, cho hay: "Sau khi nắm được thông tin, UBND huyện đã phối hợp với người nhà nạn nhân ở xã Kdang (huyện Đăk Đoa) xác minh thông tin. Theo người nhà, nạn nhân đã rời nhà đi khoảng từ 7 đến 9 ngày. Trong khoảng thời gian này có thể nạn nhân đã bị nước cuốn và mắc kẹt trên sông".
Như Dân tríthông tin, chiều 24/9, Công an xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang, Gia Lai đã phối hợp cùng người dân địa phương, giải cứu thành công một người bị lũ cuốn và mắc kẹt nhiều ngày giữa sông Ayun.
Theo thông tin ban đầu, nạn nhân Phan Minh Thắng bị nước cuốn trôi và mắc kẹt giữa sông từ ngày 16/9 đến nay.
" alt=""/>Thanh niên mắc kẹt giữa sông suốt 9 ngày: Nhận định của bác sĩHai bị cáo tại tòa. (Ảnh: T.M.).
Trao đổi với phóng viên Dân trí, anh M. (45 tuổi, cha bé U.) chia sẻ, ban đầu HĐXX dự định sẽ để bé cùng tham gia phiên tòa. Tuy nhiên sau khi luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại (luật sư Trần Thị Ngọc Nữ) có ý kiến, bé đã được cho phép vắng mặt để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, sức khỏe.
Anh M. tâm sự, bản thân không muốn nhắc gì thêm đến bản án của mẹ bé U., vì sự việc đã diễn ra, cũng như bản thân người mẹ đã ăn năn hối hận, khóc rất nhiều và thậm chí quỳ trước tòa để xin được sự tha thứ của con gái.
Người cha cũng mong đối tượng lấy đi trinh tiết của con gái mình sớm thực hiện việc bồi thường, để anh có điều kiện chăm sóc các con, vì thời gian qua hoàn cảnh kinh tế của gia đình gặp khó khăn.
Nạn nhân vẫn bất ổn tâm lý
Anh M. chia sẻ, những ngày gần đây anh dù mới bị té xe cũng cố gắng đi làm trở lại để kiếm tiền lo cho 2 con. Trong đó, con gái út đã được anh xin cho đi học lớp 7 trở lại, sau một thời gian gián đoạn việc học khi ở cùng mẹ.
Riêng bé U. vì thời gian nghỉ học đã kéo dài đến 5 năm, do đó hiện tại chỉ có thể xin đi học bổ túc. Tuy nhiên, trường lại ở xa nhà và tính chất công việc của anh M. cũng bất tiện trong việc đưa đón con.
Bé U. thường xuyên nói với cha muốn được đi học lại (Ảnh: Hoàng Lê).
"Tôi đang tìm chỗ để mua cho cháu một chiếc xe đạp điện cũ. Thời gian gần đây, bé cứ đòi đi học lại suốt, nhưng tâm lý cháu vẫn còn bất ổn, thường xuyên cáu gắt khi có gì không hài lòng.
Như chỉ cần bấm điện thoại khó chịu là bé lại lớn tiếng chửi. Có lúc tôi đi làm về, thấy bé lấy mền trùm kín, rồi ngồi ôm điện thoại ở bên khóc…", người cha tâm sự.
Đáng chú ý, hiện tại, bé U. vẫn được duy trì chăm sóc sức khỏe thể chất ở Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) mỗi tháng, cũng như theo dõi và đánh giá tâm lý định kỳ. Theo đơn thuốc 3 tháng gần nhất, bé U. được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin, phải tiêm thuốc dưới da mỗi ngày 1 lần.
Bé cũng trong giai đoạn trầm cảm nặng, rối loạn cảm xúc dai dẳng. Đáng chú ý, bệnh nhi được khuyến cáo có nguy cơ suy dinh dưỡng cấp, cần khám và can thiệp bởi bác sĩ chuyên khoa Nội tiết.
Bé gái vẫn còn nhiều bất ổn tâm lý (Ảnh: Hoàng Lê).
Theo người cha, sau khoảng thời gian nơi điều trị bị khó khăn cung ứng, phải ra bên ngoài bút tiêm insulin, đến nay bé U. đã được dùng thuốc trong viện và hưởng bảo hiểm y tế, nên chi phí điều trị đã giảm nhiều.
"Giờ tôi chỉ mong bé ổn định tinh thần, đủ sức khỏe lo cho con đi học để sớm có một cái nghề, sau này tự lo được cho bản thân là đủ rồi", anh M. nói.
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng, Chi hội luật sư, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TPHCM cho biết, Hội sẽ tiếp tục hỗ trợ cha con bé U. thực hiện các hành động pháp lý, như làm đơn yêu cầu, để đối tượng sớm thực hiện trách nhiệm bồi thường, như bản án tòa đã tuyên.
Như đã thông tin, đầu tháng 3 thông qua trình báo của người cha, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TPHCM đã báo tin và phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng 2, Công an phường Bến Nghé (quận 1) điều tra, phát hiện bé U. bị mẹ ruột đưa đi bán dâm nhiều lần (khi bé mới 14 tuổi).
Dù các thông tin nạn nhân cung cấp mơ hồ nhưng bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan chức năng đã tìm được vị trí bé bị xâm hại, nằm ở một khách sạn thuộc quận Phú Nhuận. Một ngày sau đó, đối tượng tên Trần Quốc Dũng (55 tuổi) đã bị cơ quan chức năng bắt giữ và nhanh chóng thừa nhận hành vi mua dâm bé gái.
Vụ việc nêu trên sau đó được chuyển cho cơ quan chức năng quận Phú Nhuận (TPHCM) thụ lý theo thẩm quyền.
" alt=""/>Bé gái 14 tuổi bị mẹ đưa đi bán dâm vẫn bất ổn tâm lý, thường trùm mền khócCác đối tượng cắt ghép, giả mạo văn bản của cơ quan nhà nước và con dấu sở Sở Y tế TPHCM (Ảnh: SYT).
Để tạo niềm tin cho chủ cơ sở, các đối tượng đã lấy mẫu hình thức tương tự văn bản của cơ quan nhà nước để cắt ghép. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ sẽ nhận ra là giả mạo, do văn bản có nhiều lỗi chính tả và sai chức danh người ký ban hành.
Đây là thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội giả danh cơ quan chức năng nhằm gây tâm lý hoang mang, lo sợ để yêu cầu các chủ cơ sở chuyển tiền "lo lót", với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Hồ Văn Hân, Chánh Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho biết, từ ngày 30/12/2023, UBND TPHCM đã tổ chức Hội nghị công bố thành lập Sở ATTP TPHCM, cùng với quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở này.
Theo đó, Sở ATTP là cơ quan chuyên môn thuộc UBND TPHCM, có chức năng tham mưu, giúp Thành phố quản lý nhà nước về ATTP, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về ATTP.
Ông Hân khẳng định, từ năm 2024 trở đi, Thanh tra Sở Y tế TPHCM không còn chức năng thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Sở Y tế TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Trước đó, Thanh tra Sở Y tế TPHCM cũng nhiều lần bị mạo danh. Vào năm 2016, một đối tượng đã tự xưng là nhân viên của Thanh tra Sở Y tế, yêu cầu các cơ sở đóng một khoản chi phí để không bị thanh tra.
Đến năm 2017, một số điện thoại 0903.188.xxx đã được các đối tượng tự xưng là lãnh đạo, nhân viên của Thanh tra Bộ Y tế và Sở Y tế TPHCM sử dụng để gọi đến, yêu cầu các cơ sở đưa phong bì 5 triệu đồng/người (với đoàn thanh tra trên 10 người) để không bị kiểm tra và xử lý vi phạm.
Sau khi nhận tin, Thanh tra Sở Y tế đã phát lên thông báo về việc không bao giờ có việc liên hệ với các cơ sở để yêu cầu nộp các khoản tiền, hoặc bán sách báo, tài liệu…
Tất cả cán bộ, công chức của Thanh tra Sở Y tế khi đến các đơn vị làm việc phải có tên trong Quyết định thành lập Đoàn Thanh tra, kiểm tra, hoặc có công văn, giấy giới thiệu do lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế ký. Giấy tờ phải ghi rõ họ tên, chức danh của cán bộ đến làm việc, nội dung làm việc và thời hạn.
Để kịp thời ngăn chặn hành vi có dấu hiệu lừa đảo và xử lý thông tin mạo danh, Công an TPHCM khuyến cáo người dân cần cẩn trọng trước những chiêu trò lừa đảo. Nếu nhận được thông báo như trên, hãy liên hệ với cơ quan công an nơi gần nhất để được hướng dẫn xử lý.
" alt=""/>Vụ giả mạo Thanh tra Sở Y tế TPHCM để lừa "lo lót": Chánh Thanh tra nói gì?